Ưu đãi tiệc cưới hấp dẫn - Xem ngay

Được hỗ trợ bởi Dịch
Ý NGHĨA LỄ VU QUY: NGHI THỨC TRỌNG ĐẠI TRONG HÔN NHÂN VÀ Ý NGHĨA THIÊNG LIÊNG

Ý NGHĨA LỄ VU QUY: NGHI THỨC TRỌNG ĐẠI TRONG HÔN NHÂN VÀ Ý NGHĨA THIÊNG LIÊNG

Cụm từ "Vu Quy" trong tiếng Hán mang ý nghĩa "con gái về nhà chồng", thể hiện sự chuyển giao của cô dâu từ gia đình mình sang gia đình chồng. Lễ Vu Quy trong văn hóa cưới hỏi của người Việt là một nghi thức truyền thống quan trọng, đánh dấu bước ngoặt khi cô dâu chính thức rời nhà cha mẹ để về chung sống với người bạn đời. Cùng Star Galaxy đi giải mã ý nghĩa thiêng liêng của nghi thức đặc biệt này nhé!

Ý nghĩa của Lễ Vu Quy

Lễ Vu Quy là một nghi thức truyền thống quan trọng, xuất hiện từ xa xưa trong văn hóa cưới hỏi của người Việt Nam, nghi lễ này sẽ được diễn ra tại nhà gái trước sự chứng kiến của họ hàng, gia đình và bạn bè thân thiết. Trong buổi lễ này, gia đình nhà trai sẽ đến nhà gái để thực hiện các nghi thức truyền thống, thắp hương trên bàn thờ tổ tiên, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Đây là khoảnh khắc thiêng liêng, thể hiện sự kính trọng và tri ân đối với gia đình. 

Nghi Lễ này có ý nghĩa để hai bên gia đình họ hàng, người lớn tuổi trong gia đình chính thức gặp mặt nhau, minh chứng, đồng ý cho cô dâu chú rể về chung một nhà, khẳng định sự trưởng thành, trách nhiệm và tình yêu của cặp đôi uyên ương. 

Những nghi thức quan trọng trong Lễ Vũ Quy

Là nghi Lễ quan trọng trong đám cưới truyền thống Việt Nam, Lễ Vu Quy thường được chuẩn bị kỹ lưỡng trước đó cả tháng trời. Không chỉ đánh dấu thời khắc chuyển giao con gái xin với tổ tiên được về nhà chồng, đây cũng là cách để hai bên thông gia lại mặt, gặp gỡ kết nối. 

Nghi Lễ Vu Quy thường sẽ diễn ra ở gia đình nhà gái với cá nghi thức

1. Nghi thức xin dâu

Trước khi tiến hành lễ rước dâu, đại diện nhà trai sẽ thực hiện nghi thức xin dâu tại nhà gái. Đại diện nhà trai, thường sẽ là chủ hôn có thể là bố, ông chú rể cùng với phù rể tiến vào nhà gái và phát biểu xin phép gia đình, họ hàng được rước cô dâu về nhà chồng. 

Sau khi nhận được sự đồng ý từ đại diện nhà gái, đoàn nhà trai sẽ tiến vào và chuẩn bị cho các nghi thức quan trọng tiếp theo của buổi lễ.

Ý nghĩa lễ xin dâu trong lễ vu quy

Xem thêm: Ý nghĩa 7 tầng trap lễ ăn hỏi

2. Nghi thức chúc rượu

Kết thúc nghi lễ xin dâu, đại diện nhà trai sẽ giới thiệu lễ vật mang đến và mời đại diện nhà gái cùng uống rượu mừng, vừa là cách gắn kết vừa thay cho câu chúc phúc đôi vợ chồng son. 

3. Nghi thức bái lạy bàn thờ gia tiên

Sau nghi thức chúc rượu, cô dâu và chú rể sẽ di chuyển lên phòng thờ, cùng nhau thắp nén hương dâng lên gia tiên, bày tỏ lòng biết ơn cũng như xin ông bà tổ tiên chứng giám, chúc phúc cho cuộc hôn nhân.

Ý nghĩa nghi lễ cúng bái lạy bàn thờ gia tiên

 

4. Nghi thức trao nhẫn cưới

Cô dâu và chú rể trao nhẫn cưới cho nhau trước sự chứng kiến của hai bên gia đình và quan khách, chính thức hứa hẹn sẽ yêu thương và chăm sóc nhau suốt đời. Tùy vào từng phong tục khác nhau, gia đình hai bên có thể trao của hồi môn thay cho nhẫn cưới.

Ý nghĩa nghi lễ trao nhẫn cưới trong lễ vu quy

Xem thêm: Ý nghĩa các nghi lễ trong đám cưới

5. Nghi thức dâng trà

Kết thúc nghi lễ trao nhẫn cưới, cô dâu chú rể sẽ cùng nhau dâng trà mời các vị trưởng bối, cha mẹ, thể hiện lòng hiếu kính, biết ơn công dưỡng dục và sinh thành. Đồng thời, hành động nhận trà của bố mẹ cũng thay cho lời chúc phúc, mong cho đôi uyên ương có khởi đầu mới đầy hạnh phúc.

Tôn trọng, gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp trong nghi thức cưới hỏi của ông cha là một trong những nét truyền thống của người Việt từ xưa đến nay. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng trong trang phục, lễ nghi trong ngày Lễ Vu Quy không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với phong tục, tập quán mà còn đánh dấu kỷ niệm đẹp, thêm phần ý nghĩa trong hành trình khởi đầu hạnh phúc của các cặp đôi.

Đừng quên kết nối với Trung tâm tiệc cưới Star Galaxy để được tư vấn và chuẩn bị không gian hoàn mỹ cho lễ cưới mà bạn hằng mong ước ❤️

Bài trước Bài sau